Bào ngư ngọc bích Australia, món ngon thần dược trong ẩm thực hải sản từ đại dương
Sáng 21.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị của Chính phủ với 63 địa phương thực hiện kết luận của T.Ư, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số.Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV (bế mạc ngày 19.2). Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng nhất thực hiện 2 mục tiêu: tới năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao, năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao."Không còn cách nào khác, chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045. Chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.Chính phủ đã đề xuất T.Ư, Quốc hội phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.“Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi. Vấn đề là làm thế nào?", Thủ tướng đặt vấn đề.Kinh nghiệm quốc tế và công bố mới đây nhất của WB cho thấy, hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao, còn 108 quốc gia chưa vượt qua được.Điểm chung các nền kinh tế trở thành nước có thu nhập cao đều duy trì tăng trưởng cao trong khoảng trên dưới 30 năm, như Nhật Bản tăng trưởng trung bình 11,5%/năm từ 1951 - 1973.Hàn Quốc đạt 9,6%/năm trong giai đoạn 1963 - 1996, Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%/năm giai đoạn 1978 - 2011, Singapore tăng 8,5%/năm từ 1961 - 1997.Theo Bộ KH-ĐT, Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm đổi mới, từ 1986 tới nay. Năm 2024, quy mô GDP Việt Nam đạt trên 470 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.700 USD. "Nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm thì rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm. Trong 2 thập kỷ tới, cần tăng tốc bứt phá mới có thể đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Chặng đường chúng ta đi còn rất gian lao", Thủ tướng nêu rõ.Do đó, trong năm 2025, người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải làm rất nhiều việc, trong đó phải tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để phải tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng nhấn mạnh, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%. Không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ, ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên."Mục tiêu thì như thế, không làm thì không được. Đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phải tranh thủ thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực, càng khó khăn, thách thức càng phải nỗ lực hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, có 8 động lực tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương năm 2025. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM và các địa phương được áp dụng cơ chế thí điểm, đặc thù. Cả nước đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.Về giải pháp, ông Phương cho rằng, cần tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án.Xóa bỏ định kiến về doanh nghiệp, dân doanh; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, quy định mới, đột phá, quy định "luồng xanh" cho các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.Thi tốt nghiệp THPT 2024: Đăng ký ra sao? Thi bao nhiêu môn?
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Nguồn gốc của trà phô mai và cơn sốt ‘càn quét' nhiều nơi trên thế giới
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Bên cạnh sự đồng tình, những lời động viên thì cũng có rất nhiều ý kiến phản đối và họ cho rằng cái tên Ý Nhi hiện tại chưa đủ thuyết phục.
Dán decal xe ô tô màu trắng xanh na ná xe CSGT tạo cuộc tranh luận 'khủng'
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...